Làm Cách Nào Để Đoạn Tận Khổ Đau-Bài 4Sáng nay tôi đã giải thích Hơi thở dài, hơi thở ngắn. Tối nay tôi xin giảng về Toàn thân hơi thở |
How to Make An End to Suffering - Part 4This morning I already explained The long breath and short breath. Tonight I explain The whole breath. |
Toàn Thân Hơi Thở |
The Whole Breath
|
Vị ấy tập luyện với ý nghĩ như sau: “tôi sẽ vừa hít vào vừa làm cho mình biết và rõ về điểm bắt đầu, đoạn giữa và điểm kết thúc của toàn bộ thân mỗi hơi thở vào.
|
He trains himself with the following idea: ‘I shall breathe in making known, making clear to myself the beginning, middle, and end of the whole body of in-breaths.
|
Tôi sẽ vừa thở ra vừa làm cho mình biết và rõ về điểm bắt đầu, đọan giữa và điểm kết thúc của toàn bộ thân mỗi hơi thở ra.
|
I shall breathe out making known, making clear, to myself the beginning, middle, and end of the whole body of out-breaths.
|
Và như thế vị ấy hít vào và thở ra với tâm hợp trí giúp mình biết rõ về hơi thở. |
And he breathes in and out with consciousness associated with the knowledge that makes known, makes the breaths clear to himself.
|
Trong trường hợp này qúy vị không nên hiểu lầm rằng qúy vị nên ghi nhận hơi thở theo cách: “đây là điểm bắt đầu, đây là đọan giữa, đây là điểm kết thúc”. Chỉ việc biết toàn bộ hơi thở một cách liên tục là đủ rồi.
|
In this case you should not misunderstand that you have to note the breath as: ‘this is the beginning, this is the middle, and this is the end.’ Just knowing the whole breath continuously is enough. |
Đối với một hành giả, trong hơi thở vô và hơi thở ra bị yếu ớt hay tán loạn, chỉ có điểm bắt đầu là rõ, còn đoạn giữa và điểm cuối không được rõ.
|
To a bhikkhu in the tenuous, diffused body of in-breathing or body of out-breathing only the beginning is clear, not the middle or the end.
|
Vị ấy có thể chỉ nắm bắt được điểm bắt đầu.
|
He is able to take up only the beginning.
|
Gặp khó khăn với đoạn giữa và điểm kết thúc.
|
In the middle and at the end he has trouble.
|
Với vị khác thì chỉ có đoạn giữa là rõ, còn điểm bắt đầu và điểm kết thúc thì không rõ.Với một vị thứ ba nữa là chỉ có điểm kết thúc là rõ, điểm bắt đầu và đọan giữa là không rõ.
|
To another only the middle is clear and not the beginning or the end. To a third only the end is clear. The beginning and the middle are not clear and he is able to take up only the breath at the end.
|
Vị ấy gặp khó khăn với điểm bắt đầu và đọan giữa.
|
He has trouble at the beginning and at the middle. |
Nhưng với một vị thứ tư nữa là cả ba giai đoạn đều rõ với vị ấy và vị ấy có thể nắm bắt được hết cả ba. Vị ấy chẳng gặp rắc rối nào ở đâu cả. Để chỉ ra rằng nên phát triển đề mục thiền này theo mẫu hành giả thứ tư.
|
But to a fourth all the three stages are clear and he is able to take up all. He has trouble nowhere. To point out that this meditation subject should be developed following the example of the fourth one.
|
Đức Phật mới dạy: “Vị ấy tập như vầy: “Cảm giác rõ ràng toàn thân hơi thở, tôi sẽ thở vô". Vị ấy tập như vầy: "Cảm giác rõ ràng toàn thân hơi thở, tôi sẽ thở ra.””
|
The Buddha said: ‘He trains thus: ‘I shall breathe in experiencing the whole breath (body) clearly.’ He trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the whole breath (body) clearly.’’
|
Vào giai đoạn đầu của thiền này, chẳng có việc gì khác cần làm ngoài việc thở vào và thở ra, được dạy như sau: Khi vị ấy hít vào hơi thở dài, vị ấy hiểu rõ: “Tôi hít vào dài”. Khi thở ra một hơi thở dài, vị ấy hiểu rõ: “Tôi thở ra dài”. Khi hít vào một hơi thở ngắn, vị ấy hiểu rõ: “Tôi hít vào ngắn”. Khi thở ra một hơi thở ngắn, vị ấy hiểu rõ: “Tôi thở ra ngắn”.
|
At the early stage of this meditation there is nothing else to be done but just breathing in and out, as it is said: When he breathes in long, he understands: ‘I breathe in long’ When he breathes out long, he understands: ‘I breathe out long.’ When he breathes in short, he understands: ‘I breathe in short.’ When he breathes out short, he understands: ‘I breathe out short.’
|
Sau đó, vị ấy nên nổ lực để khởi sinh trí tuệ và hơn nữa, vì thế mà điều này được nói đến:“Tôi sẽ vừa hít vào vừa cảm giác rõ ràng toàn thân hơi thở”. Biết rõ hơi thở là phần tuệ học; tập trung trên hơi thở là phần định học; chế ngự tâm khỏi các phiền não là phần giới học. Vị ấy nên nỗ lực thành tựu tam học này trong khi thở.
|
Thereafter he should endeavour to bring about knowledge and so forth, therefore it is said, ‘I shall breathe in experiencing the whole breath body.’ Knowing the breath clearly is the training of wisdom; concentrating on the breath is the training of concentration; restraining the mind from defilements is the training of morality. He should endeavour to fulfill the three trainings while breathing.
|
Hơi Thở Vi Tế
|
The Subtle Breath
|
Vị ấy nghĩ rằng: Tôi sẽ vừa hít vào, thở ra vừa khiến cho họat động hít vào thở ra được yên lặng, êm dịu, khinh an và tĩnh lặng. Theo cách này, vị ấy luyện tập chính mình.
|
He thinks: I shall breathe in and out, quieting, making smooth, making tranquil and peaceful the activity of the in-and-out-breathing. In that way, he trains himself.
|
Liên hệ phần này, tính thô tháo, tính vi tế và an tịnh nên được hiểu như vầy: nếu không có nổ lực chú niệm, thân tâm của tỷ kheo này sẽ mệt nhọc và thô tháo. Hơi thở vào và ra cũng sẽ thô tháo và không an tịnh. Cánh mũi của vị ấy cũng trở nên chật chội và vị ấy phải thở bằng cả miệng. Nhưng khi thân và tâm được kiểm soát, chúng sẽ trở nên yên lặng và an tịnh. Khi chúng đang nghĩ ngơi, việc thở trở nên vi tế đến nổi hành giả nghi ngờ xem mình có đang thở không.
|
In this connection, coarseness, fineness, and calm should be understood thus: Without contemplative effort, the body and the mind of this bhikkhu are distressed and coarse. The in-and-out-breathings, too, are coarse and do not proceed calmly. The nasal aperture becomes insufficient and he has to breathe through the mouth. But when the body and the mind are under control then the body and the mind become placid and tranquil. When these are restful, the breathing proceeds so finely that the bhikkhu doubts whether or not the breathings are going on.
|
Ví như một người đứng yên lại sau khi chạy xuống đồi, đặt một gánh nặng đang đội trên đầu xuống, thì khi ấy những hơi thở vô ra của người ấy còn thô tháo. Hai cánh mũi trở nên không đủ, người đó thở cả bằng miệng nữa. Nhưng khi vị ấy đã hết cơn mệt, đã uống nước, tắm rửa, đắp một mảnh vải ướt nơi ngực, nằm xuống trong bóng mát, thì những hơi thở ra vào của người ấy trở nên vi tế đến nỗi vị ấy không biết được nó có đang hiện hữu không.
|
The breathing of a man who runs down from a hill, puts down a heavy burden from his head, and stands still is coarse. His nasal aperture becomes insufficient and he breathes through the mouth, too. But when he rids himself of his fatigue, takes a bath and a drink of water, and puts a wet cloth over his heart and is lying in the shade, his breathing becomes fine. And he is at a loss to know whether it exists or not.
|
Vị tỳ kheo cũng vậy, hơi thở của vị ấy trở nên quá vi tế sau khi vị ấy dấn thân vào thực hành chú niệm hơi thở đến mức vị ấy khó nói được liệu mình có đang thở hay không.
|
Comparable to that man is the bhikkhu whose breaths become so fine after the taking up of the practice of contemplation that he finds it difficult to say whether he is breathing or not.
|
Tại sao vậy? Khi chưa hành thiền, vị ấy không giác tri, tập trung, suy tư hay nghĩ về vấn đề tịnh chỉ hơi thở thô tháo. Nhưng khi thực hành, vị ấy mới làm. Vì vậy, hoạt động thở trở nên vi tế trong khi hành thiền hơn lúc không thực hành. Vì thế mà các nhà chú giải xưa có nói:
|
What is the reason for this? Without taking up the meditation he does not perceive, concentrate on, reflect on, or think over, the question of calming the gross breaths. But with the meditation he does. Therefore, the activity of the breath becomes finer in the time in which meditation is practised than in the time in which there is no practice. So the ancient commentators said: ‘In the agitated mind and body the breath is of the coarsest kind. In the unexcited body, it is subtle.’
|
Làm cách nào vị ấy luyện tập chính mình với suy nghĩ: “Tôi sẽ vừa hít vào vừa an tịnh toàn thân hành của hơi thở. Tôi sẽ vừa thở ra vừa an tịnh toàn thân hành của hơi thở”.
|
How does he train himself with the thought: ‘I shall breathe in tranquilizing the whole breath formations. I shall breathe out tranquilizing the whole breath formations.’?
|
Gì là các thân hành của toàn bộ hơi thở (kāyasaṅkhara)? Những gì thuộc về hơi thở, vốn gắn liền với hơi thở là các thân hành của toàn bộ hơi thở.
|
What are the whole breath formations (kayasankhara)? Those things of the breaths, bound up with the breath, are the whole breath formations.
|
Vị ấy luyện tập để khiến cho thân hành của toàn bộ hơi thở trở nên yên lặng, trở nên êm dịu và an tịnh.
|
He trains himself in causing the whole breath formations to become composed, to become smooth and calm.
|
Vị ấy vừa luyện tập mình vừa suy nghĩ như vầy: “Làm an tịnh các thân hành của toàn bộ hơi thở bằng cách làm lắng yên các họat động của thân thể như đổ tới, đổ lui, nghiêng qua, nghiêng lại, đủ hướng và vừa an chỉ các cử động, lung lay, rung động, rùng mình của thân thể, tôi sẽ hít vào và thở ra.
|
He trains himself thinking thus: Tranquilizing the whole breath formations by (quieting) the bodily activities of bending forwards, sideways, all over, and backwards, and calming the moving, quivering, vibrating, and quaking of the body, I shall breathe in and out.
|
Tôi sẽ vừa hít vào và thở ra vừa làm cho an tịnh các thân hành của toàn bộ hơi thở bằng bất cứ họat động nào tĩnh lặng và êm ái của thân thể như không nghiêng người tới, đổ người lui, không nghiêng qua, đổ lại, như không cử động, lung lay, không rung động, rùng mình”.
|
I shall breathe in and out, tranquilizing the whole breath formations by way of whatever peaceful and fine bodily activities of non-bending of the body forwards, sideways, all over and backwards, of non-moving, non-quivering, non-vibrating, and non-quaking .
|
Vậy là tôi đã chỉ cho quý vị bốn giai đọan để phát triển định nhờ niệm hơi thở, ấy là tập trung trên:
|
So far I have shown you the four stages of developing concentration using mindfulness of breathing: to concentrate on
|
Kết Hợp Thành Một
|
To Combine in One
|
Nó có nghĩa là trong khi qúy vị đang thở những hơi thở dài vi tế, qúy vị nên gắng biết rõ toàn bộ hơi thở dài vi tế này. Nếu hơi thở chưa trở nên vi tế, qúy vị nên nhắc tâm nhớ về ý muốn có hơi thở vi tế. Nếu cố gắng cách này, khi định cải thiện, toàn bộ thân hơi thở sẽ trở nên vi tế. Lúc ấy với tâm thật nhiệt tình, qúy vị nên biết rõ toàn bộ thân hơi thở dài vi tế ấy. Nếu thực hành như vậy, qúy vị có thể thành công trong chứng đạt thiền.
|
That means while you are breathing a long subtle breath, you must try to know the whole long subtle breath. If the breath is not yet subtle, you should incline your mind to have subtle breath. If you try in this way, when your concentration improves, the whole breath will become subtle. You should then try to know with strong zeal the whole long subtle breath. If you practise so, you may succeed in attaining jhanas.
|
Cũng có thể kết hợp ba giai đọan, hơi thở ngắn, toàn bộ thân hơi thở và hơi thở vi tế trong một.
|
It is also possible for three stages, the short, whole and subtle breaths, to combine in one.
|
Trong khi đang thở những hơi thở dài vi tế, qúy vị nên biết rõ cả ba, hơi thở dài, toàn bộ thân hơi thở và hơi thở vi tế cùng nhau. Và trong khi đang thở những hơi thở ngắn vi tế, qúy vị nên gắng biết rõ toàn bộ thân hơi thở ngắn vi tế. Nếu qúy vị thực hành cách này với đủ sự nhiệt tình và hoan hỷ, định của qúy vị sẽ cải thiện.
|
So while breathing a long subtle breath you should know the three, the long breath, whole breath and subtle breath, together. And while breathing a short subtle breath, you should know the whole short subtle breath. If you practise in this way with enough zeal and joy, your concentration will improve.
|
Khi định cải thiện, hơi thở sẽ dần vi tế hơn. Lúc ấy không nên thất vọng với ý nghĩ rằng: “Ôi, hơi thở của tôi không rõ ràng.” Vì chúng sẽ làm cho bạn bực dọc. Kết quả là định của qúy vị sẽ thối giảm.
|
When your concentration improves, the breath becomes finer and finer. At that time you should not become disappointed with the thought: ‘Oh, my breath is not clear.’ Because it will make you agitated. Consequently your concentration will decrease.
|
Thật ra, rất tốt khi hơi thở trở nên vi tế. Tại sao? Nếu lúc ấy ấn tướng (Nimitta) xuất hiện, và tâm qúy vị dán vào nó, qúy vị sẽ không bị hơi thở chi phối. Còn nếu hơi thở còn thô tháo, qúy vị có thể biết nimitta cũng như hơi thở; tâm sẽ có hai đối tượng. Với hai đối tượng, tâm qúy vị không được gom về một điểm, và định sẽ không cải thiện. Vì thế, qúy vị nên hài lòng khi hơi thở trở nên vi tế hơn.
|
In fact, it is good to have the breath become subtle. Why? If a nimitta appears then, and your mind sticks to it, you will not be disturbed by the breath. If, however, your breath is gross, you may know the nimitta as well as the breath; your mind will have two objects. With two objects your mind is not collected, and your concentration will not improve. So you should be happy when the breath becomes finer and finer.
|
Tuy nhiên qúy vị không được cố tình làm cho hơi thở dài, ngắn, hay vi tế. Nếu làm vậy tinh tấn giác chi và trạch pháp giác chi sẽ trở nên trội hơn. Khi hai giác chi này trội hơn, định sẽ thối giảm. Vì vậy mà qúy vị nên để cho việc thở của mình diễn tiến tự nhiên. Đây là điều tốt nhất. Có lúc hơi thở là dài, có lúc thì ngắn. Không vấn đề. Dù hơi thở là dài hay ngắn, qúy vị nên cố biết rõ toàn bộ thân hơi thở. Khi định tiến thêm nữa, qúy vị nên cố biết rõ toàn bộ thân hơi thở vi tế. Khi nó là dài, quý vị nên cố biết rõ toàn bộ thân hơi thở vi tế dài. Khi nó là ngắn, qúy vị nên cố biết rõ toàn thân hơi thở vi tế ngắn.
|
You must, however, not purposely make the breath long, short or subtle. If you do so your effort and the enlightenment factor of investigation of dhamma will be excessive. When these two are excessive, concentration will decrease. So you should just let your breathing continue in a natural way. This is the best. Sometimes the breath is long, and sometimes it is short. No problem. Whether the breath is long or short you should try to know the whole breath (body) clearly. When your concentration improves further, you should try to know the whole subtle breath. When it is long you should try to know the whole long subtle breath. When it is short you should try to know the whole short subtle breath.
|
Nếu có thể tập trung trên toàn bộ thân hơi thở vi tế cho được hơn một hay hai tiếng đồng hồ cho mỗi thời ngồi, định của qúy vị sẽ tiến cao hơn nữa. Lúc ấy qúy vị nên quan tâm đặc biệt đến việc thực hành liên tục. Xin hãy tốp suy tư. Xin hãy tốp nói chuyện. Trong mọi oai nghi, đi, đứng, ngồi hay nằm, qúy vị đều phải tập trung chỉ trên hơi thở mà thôi. Qúy vị không nên chú ý đến bất kỳ đối tượng nào khác.
|
If you can concentrate on the whole subtle breath for more than one or two hours in every sitting your concentration will improve further. You should then take great care to practise continuously. Please stop thinking. Please stop talking. In every posture, standing, walking, sitting, or lying down, you must concentrate on only the breath. You should not pay attention to any other objects.
|
Nimitta và Ánh Sáng Nếu qúy vị có thể tập trung vào toàn bộ thân hơi thở vi tế, dù dài hay ngắn, liên tục cho được hơn một tiếng đồng hồ trong mỗi thời ngồi liên tục suốt ba ngày, thường thì nimitta sẽ xuất hiện. Với một số hành giả, nimitta xuất hiện trước, tuy nhiên với số khác thì ánh sáng xuất hiện trước. Qúy vị nên phân biệt nimitta với ánh sáng. Chúng là hai thứ khác nhau, ví như mặt trời và ánh sáng mặt trời vậy.
|
The Nimitta and Light
|
Ánh sáng thì ở khắp mọi nơi, có ở mọi hướng quanh thân qúy vị. Ngoại trừ thức tái sanh, mọi tâm sanh lên nương nhờ nơi sắcý căn sản sinh ra rất nhiều tổng hợp sắc (kalāpa), là các hạt cực nhỏ, được gọi là tổng hợp sắc do tâm sanh.
|
Light is everywhere, in every direction surrounding your body. Except the rebirth-linking consciousness, every consciousness that arises dependent on the heart-base produces many kalapas, small particles, called mind-produced kalapas.
|
Nếu phân tích các tổng hợp sắc này, qúy vị sẽ thấy ít nhất tám yếu tố sắc, ấy là, đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị và dưỡng chất.
|
If you analyse those kalapas, you will see at least eight types of materiality, namely, the earth-element, water-element, fire-element, wind-element, colour, odour, flavour, and nutritive essence.
|
Nếu tâm ấy là một tâm định và mạnh mẽ, màu của các tổng hợp sắc do tâm định này sinh sẽ phát sáng. Ngoài ra, yếu tố lửa (nhiệt) trong các tổng hợp sắc ấy sẽ sản sinh nhiều tổng hợp sắc mới được gọi là sắc do nhiệt sanh vốn lan tỏa không chỉ khắp trong thân mà còn tỏa ra bên ngoài. Trong mỗi tổng hợp sắc này còn có yếu tố màu phát sáng thành ánh sáng. Khi tâm có định vững chắc và mạnh mẽ, ánh sáng lan tỏa rất xa. Khi định yếu hơn, ánh sáng chỉ lan tỏa ra vài in. Màu của các tổng hợp sắc do tâm sanh thì chỉ tỏa sáng bên trong, trong khi màu của các tổng hợp sắc do nhiệt sanh thì tỏa chiếu cả bên trong lẫn bên ngòai. Sự kết tụ của những màu phát sáng này hình thành ánh sáng xuất hiện quanh thân qúy vị ở mọi hướng.
|
If the consciousness is a concentrated and powerful one, the colour it produces is bright. Further, the fire-elements of those kalapas produce many new kalapas called temperature-produced kalapas, which are spreading not only internally but also externally. In each of them there is also bright colour, the light. When the concentrated mind is very strong and powerful, the light spreads very far. When it is less powerful, the light spreads only a few inches. The colours of mind-produced kalapas are only internal, whereas the colours of temperature-produced kalapas are both internal and external. The collection of bright colours is the brilliant light that appears around your body in every direction.
|
Dẫu sao qúy vị cũng không nên tập trung vào ánh sáng, mà chỉ vào hơi thở. Lúc hơi thở thường trở nên vi tế, để biết hơi thở vi tế này, tấn, niệm và trạch pháp mạnh là rất cần thiết. Nếu biết được rõ ràng hơi thở vi tế nhờ các căn này mạnh, định của qúy vị sẽ tăng thịnh. Khi định tăng thịnh, thông thường nimitta của hơi thở sẽ xuất hiện, và nó chỉ xuất hiện trước lỗ mũi.
|
Anyway you should not concentrate on the light, but only the breath. At that time the breath is usually subtle. To know the subtle breath strong and powerful effort, mindfulness and investigation of dhamma are necessary. If you know the breath clearly with these qualities, your concentration will improve. When your concentration improves, usually the anapana nimitta appears, and it appears only at your nostrils.
|
Tôi xin chấm dứt thời pháp tại đây. Ngày mai tôi sẽ giảng về Nimitta của hơi thở là gì?
|
I would like to stop dhammatalk here. Tomorow I will explain What is the Anapana Nimitta.
|